Cường dương – căn bệnh khó nói của quý ông
Khác với những quý ông khác khi có tuổi thường gặp tình trạng suy yếu về khả năng tình dục, anh Đoàn Văn D. ở Hà Nội lại gặp phải tình trạng khốn khổ khác. Anh có cảm giác mình quá ... khỏe vì cậu nhỏ thường ở trong tình trạng cương cứng bất cứ lúc nào, đôi khi không cần có tác nhân.
Nhưng tình trạng này không đem lại cảm giác thoải mái cho anh D. bởi mỗi khi lâm vào tình trạng như vậy, anh thường cảm thấy rất đau đớn.
Đi khám tại phòng khám Nam khoa, anh D được bác sỹ cho biết anh mắc phải bệnh cường dương. Căn bệnh này hoàn toàn không phải là do quá "khỏe" như anh đánh giá hay nói cách khác nó không phải là loại bệnh biểu hiện của sự phát triển mạnh tình dục.
Nguyên lý của căn bệnh này là động mạch to trong thể xốp của “cậu nhỏ” bị giãn rộng, tĩnh mạch co lại gây nên tình trạng xung huyết kéo dài. Tình trạng này có thể diễn ra trong một thời gian dài, thông thường khoảng nửa tiếng hoặc lâu hơn.
Ngoài tình trạng trên, người bệnh còn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như “cậu nhỏ” thâm đỏ, đau buốt, tiểu tiện khó khăn, nước tiểu vàng, tiểu dắt, váng đầu, hoa mắt, đau lưng. miệng khô đắng...
Đây hoàn toàn là một dạng bệnh lý cần được phát hiện và xử lý kịp thời.
Lương y Vũ Quốc Trung đã tư vấn bài thuốc, món ăn giúp khắc phục chứng bệnh này.
Thức ăn điều trị chứng cường dương là những món ăn có tác dụng thanh hạ can hỏa, thanh lợi gan mật, tư âm, giải hỏa, trợ âm hóa dương, bổ thận tráng dương, dẫn hỏa quy nguyên, tư thận âm, thoái hư nhiệt.
Cường dương không phải là thể hiện “sức mạnh” của nam giới mà là một bệnh lý phải điều trị. Dưới đây là những bài thuốc đông y điều trị bệnh cường dương tùy theo từng thể bệnh:
Thận âm hư, tâm can hỏa vượng: Dùng bài thuốc gồm các vị: sinh địa 16g, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, phục linh 12g, đan bì 12g, trạch tả 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 10 ngày.
Ẩm nhiệt hạ chú: Dùng bài thuốc gồm các vị: long đờm thảo 12g, chi tử 10g, hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, xa tiền 10g, trạch tả 12g, mộc thông 16g, đương quy 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 10 ngày.
Huyết ứ: Dùng bài thuốc gồm các vị: hồng hoa 10g, đào nhân 8g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, xích thược 8g, hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 10 ngày.
Ngoài việc dùng thuốc có thể dùng các món ăn bài thuốc cũng có hiệu quả. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc chữa chứng cường dương:
Cháo bổ cốt chỉ, rau hẹ: 15g bổ cốt chỉ, 20g hạt rau hẹ, 150g gạo tẻ. Đường trắng.
Chế biến: Các vị thuốc trên sau khi sơ chế, rửa sạch, cho vào nồi, đổ vào 500ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 30 phút, lọc lấy nước.
Gạo đãi sạch cho vào nồi, đổ nước thuốc và 300ml nước vào, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 30 phút, cho đường trắng vào nấu tan.
Công dụng: Bổ thận, tráng dương, dẫn hỏa, quy nguyên, thích hợp với chứng cường dương do hư hỏa phát mạnh. Mỗi ngày 1 lần.
Gà ác hầm tri bá, củ mài: tri mẫu, củ mài, phục linh, vỏ mẫu đơn, hoàng bá (mỗi loại 10g), sinh địa 15g, sơn thù du 9g, trạch tả 6g, sa nhân 3g, 1 con gà ác, 10ml rượu mùi, muối 4g, bột ngọt, tiêu bột (mỗi loại 3g), gừng 5g, hành 10g, khoảng 3 lít nước dùng.
Chế biến: Các vị thuốc sau khi sơ chế, rửa sạch, cho vào túi vải sạch, buộc chặt miệng túi; gà ác, làm thịt, bỏ nội tạng và chân; gừng đập giập, hành cắt khúc.
Cho thịt gà, túi thuốc, gừng, hành, rượu, nước dùng vào nồi, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 45 phút, nêm muối, bột ngọt, tiêu bột vào đảo đều. Mỗi ngày 1 lần.
Nhưng tình trạng này không đem lại cảm giác thoải mái cho anh D. bởi mỗi khi lâm vào tình trạng như vậy, anh thường cảm thấy rất đau đớn.
Đi khám tại phòng khám Nam khoa, anh D được bác sỹ cho biết anh mắc phải bệnh cường dương. Căn bệnh này hoàn toàn không phải là do quá "khỏe" như anh đánh giá hay nói cách khác nó không phải là loại bệnh biểu hiện của sự phát triển mạnh tình dục.
Nguyên lý của căn bệnh này là động mạch to trong thể xốp của “cậu nhỏ” bị giãn rộng, tĩnh mạch co lại gây nên tình trạng xung huyết kéo dài. Tình trạng này có thể diễn ra trong một thời gian dài, thông thường khoảng nửa tiếng hoặc lâu hơn.
Ngoài tình trạng trên, người bệnh còn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như “cậu nhỏ” thâm đỏ, đau buốt, tiểu tiện khó khăn, nước tiểu vàng, tiểu dắt, váng đầu, hoa mắt, đau lưng. miệng khô đắng...
Đây hoàn toàn là một dạng bệnh lý cần được phát hiện và xử lý kịp thời.
Lương y Vũ Quốc Trung đã tư vấn bài thuốc, món ăn giúp khắc phục chứng bệnh này.
Thức ăn điều trị chứng cường dương là những món ăn có tác dụng thanh hạ can hỏa, thanh lợi gan mật, tư âm, giải hỏa, trợ âm hóa dương, bổ thận tráng dương, dẫn hỏa quy nguyên, tư thận âm, thoái hư nhiệt.
Cường dương không phải là thể hiện “sức mạnh” của nam giới mà là một bệnh lý phải điều trị. Dưới đây là những bài thuốc đông y điều trị bệnh cường dương tùy theo từng thể bệnh:
Thận âm hư, tâm can hỏa vượng: Dùng bài thuốc gồm các vị: sinh địa 16g, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, phục linh 12g, đan bì 12g, trạch tả 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 10 ngày.
Ẩm nhiệt hạ chú: Dùng bài thuốc gồm các vị: long đờm thảo 12g, chi tử 10g, hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, xa tiền 10g, trạch tả 12g, mộc thông 16g, đương quy 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 10 ngày.
Huyết ứ: Dùng bài thuốc gồm các vị: hồng hoa 10g, đào nhân 8g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, xích thược 8g, hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 10 ngày.
Ngoài việc dùng thuốc có thể dùng các món ăn bài thuốc cũng có hiệu quả. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc chữa chứng cường dương:
Cháo bổ cốt chỉ, rau hẹ: 15g bổ cốt chỉ, 20g hạt rau hẹ, 150g gạo tẻ. Đường trắng.
Chế biến: Các vị thuốc trên sau khi sơ chế, rửa sạch, cho vào nồi, đổ vào 500ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 30 phút, lọc lấy nước.
Gạo đãi sạch cho vào nồi, đổ nước thuốc và 300ml nước vào, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 30 phút, cho đường trắng vào nấu tan.
Công dụng: Bổ thận, tráng dương, dẫn hỏa, quy nguyên, thích hợp với chứng cường dương do hư hỏa phát mạnh. Mỗi ngày 1 lần.
Gà ác hầm tri bá, củ mài: tri mẫu, củ mài, phục linh, vỏ mẫu đơn, hoàng bá (mỗi loại 10g), sinh địa 15g, sơn thù du 9g, trạch tả 6g, sa nhân 3g, 1 con gà ác, 10ml rượu mùi, muối 4g, bột ngọt, tiêu bột (mỗi loại 3g), gừng 5g, hành 10g, khoảng 3 lít nước dùng.
Chế biến: Các vị thuốc sau khi sơ chế, rửa sạch, cho vào túi vải sạch, buộc chặt miệng túi; gà ác, làm thịt, bỏ nội tạng và chân; gừng đập giập, hành cắt khúc.
Cho thịt gà, túi thuốc, gừng, hành, rượu, nước dùng vào nồi, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 45 phút, nêm muối, bột ngọt, tiêu bột vào đảo đều. Mỗi ngày 1 lần.
Nam Anh (Đời Sống Pháp Luật)
Đăng nhận xét