Reed Hastings: Người xây dựng đế chế phát video trực tuyến Netflix
Đến tháng 4 năm nay, Netflix có 125 triệu thành viên đăng ký tại 190 quốc gia, trong đó có 56,71 triệu tại Mỹ. Doanh thu công ty đạt 11,7 tỷ USD vào năm ngoái, trụ sở chính tại California và văn phòng ở Hà Lan, Brazil, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Netflix là một trong những câu chuyện biểu tượng thành công nhất trong sự kết hợp giữa công nghệ và truyền hình. Dịch vụ phát trực tuyến video cung cấp các chương trình truyền hình và phim, đồng thời tự tạo nội dung như House of Cards - chương trình từng 3 lần thắng giải Emmy.
Nhà sáng lập và CEO Reed Hastings là một nhân vật nổi bật tại thung lũng Silicon nhưng lại rất ít xuất hiện trên truyền thông. Ông sinh ngày 8/10/1960 tại Boston, Massachusetts, Mỹ và có bằng cử nhân Toán học của trường Bowdoin College. Tại đây, ông điều hành “Câu lạc bộ dã ngoại”, thường xuyên tổ chức các chương trình leo núi và chèo xuồng cho các thành viên.
Sau khi tốt nghiệp, Hastings gia nhập Peace Corps, tham gia dạy toán cho học sinh phổ thông trong hai năm ở Swaziland, châu Phi. Trải nghiệm từng được ông ví là “sự kết hợp giữa dịch vụ và thám hiểm”.
Sau khi trở về Mỹ, Hastings lấy bằng thạc sĩ trí tuệ nhân tạo tại Stanford và từng cho biết chính ngôi trường này đã biến ông thành một hình mẫu doanh nhân. Năm 1991, ông sáng lập Pure Software, nơi phát triển những công cụ sửa lỗi cho các kỹ sư. Công ty có doanh thu tăng trưởng gấp đôi hằng năm và đưa Hasting từ một kỹ sư đơn thuần thành CEO.
Pure Software lên sàn năm 1995 và sau đó được mua lại bởi Rational Software. Qua thương vụ này, Hastings bỏ túi 750 triệu USD. Ông dùng số tiền kiếm được cùng với Marc Randolph sáng lập Netflix năm 1997 với khởi phát là một công ty cho thuê video. Ý tưởng bắt nguồn khi Hasting phải trả 40 USD cho thuê bao quá hạn từ nhà cung cấp Blockbuster.
Tuy nhiên, năm 2000, chính Hastings đề nghị bán 49% cổ phần công ty cho Blockbuster, muốn giúp Blockbuster phát triển mảng online. Song kế hoạch hợp tác bất thành và 5 năm sau, Netflix có 4,5 triệu người đăng ký, đánh bại mọi nỗ lực trong cuộc chiến trực tuyến của Blockbuster. Trong thời gian này, Hastings cùng vợ Patty và hai con đang thuê một căn nhà ở ngoại ô thành phố Rome. Gia đình họ sống luân phiên giữa Italy và thung lũng Silicon, mỗi hai tuần lại thay đổi.
Netflix tiếp tục phát triển thành thị trường online bằng cách đưa ra những lựa chọn dịch vụ phát trực tuyến theo yêu cầu. Đến năm 2010, họ có 16 triệu người đăng ký. Sau thời gian ngắn chia tách hai mảng là cho thuê DVD và phát trực tuyến theo yêu cầu năm 2011, Hastings hợp nhất các mảng và thừa nhận quyết định trước đó là một sai lầm.
Ngày 22/9/2010, CEO cho ra mắt Netflix tại Canada, đây là bước tiến ra khỏi biên giới nước Mỹ đầu tiên của công ty. Năm 2013, Hastings đưa công ty vào một lĩnh vực chưa khai phá khi ra mắt loạt chương trình truyền hình đầu tiên mang tên "House of Cards”. Chương trình được 9 đề cử qua các mùa Emmy và ba lần giành chiến thắng trước những chương trình truyền thống.
Cổ phiếu hãng này đã có những tăng trưởng chóng mặt kể từ ngày lên sàn vào năm 2002. Đến tháng 8/2015 ghi nhận mức tăng kỷ lục 9.925% so với mức giá IPO. “Chúng ta sẽ chứng kiến truyền hình truyền thống suy giảm hằng năm trong 20 năm tới và ngược lại, truyền hình trực tuyến sẽ liên tục tăng trưởng trong hai thập kỷ tới đây”, Hastings nói.
Vào tháng 8/2015, Netflix công bố chế độ nghỉ thai sản không giới hạn cho nhân viên, mở lối cho những công ty có tư duy cấp tiến. Đơn vị cũng được biết đến là có chế độ kỳ nghỉ không giới hạn cho nhân viên.
Người dẫn dắt Netflix không chỉ mở đường cho tương lai của truyền hình mà còn là người ủng hộ trung thành của những dự án cải cách giáo dục tại California. Ông đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Giáo dục của tiểu bang California từ năm 2000-2004.
Tháng 12/2013, Hasting và John Doerr của công ty đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins cùng đầu tư 14,5 triệu USD vào DreamBox Learning - chương trình học toán online cho học sinh tiểu học và trung học.
Hasting và vợ cũng ký vào Quỹ Bill and Melinda Gates năm 2012 với mục đích cho đi tài sản của mình. Ở thời điểm đó, Hasting vẫn chưa phải là một tỷ phú. Hiện tài sản của ông được Forbes ước tính là 3,3 tỷ USD. Ngoài Netflix, Hastings còn nằm trong ban quản trị nhiều tổ chức khác, trong đó có Facebook kể từ năm 2011.
CEO còn nổi tiếng vì không có văn phòng tại trụ sở chính của công ty ở Los Gatos, California. Thay vào đó, ông ngồi bất cứ bàn nào có thể và thay đổi vị trí khắp nơi tại công ty. Khi cần nghỉ ngơi, Hastings sẽ tìm đến nơi được gọi là “địa ngục cao chót vót” - một căn phòng tách biệt được xây trên nóc của tòa nhà Netflix.
Nhà sáng lập từng giải thích việc này không phải đến từ một lý thuyết về chủ nghĩa bình đẳng hay muốn tìm cảm giác ở giữa những nhân viên. Ông đơn giản cảm thấy mình không cần phải có văn phòng hay thậm chí là một chiếc laptop.
Mọi thứ bắt đầu năm 2008, Hastings bỏ văn phòng vì không phải ký giấy tờ. Từ thời điểm đó, Netflix chủ yếu sử dụng DocuSign với công nghệ chữ ký điện tử. Điều tất yếu là những nhu cầu về giấy tờ không còn nữa nên CEO thấy mình không cần văn phòng và thích gặp gỡ mọi người trong khắp tòa nhà.
“Laptop chính là văn phòng của tôi và cũng có nhiều ngày chỉ giải quyết mọi thứ thông qua điện thoại”, ông nói.
Thế giới liên tục thay đổi và người đàn ông thay đổi cuộc chơi này cũng đang nỗ lực hết mình trước những diễn biến mới. Trong nhiều năm qua, Netflix liên tục có những thay đổi để gia tăng người dùng, đồng thời cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường, trong đó có Amazon và Disney, các công ty truyền thông truyền thống cũng như các hãng công nghệ như Apple. Hastings nói công ty vẫn còn chặng đường dài để cạnh tranh với Youtube.
Một báo cáo nghiên cứu gần đây của CNBC cho thấy 60% người Mỹ xem các video và chương trình phát trực tuyến, trong đó đến 51% là xem qua Netflix. Hastings có nhiều việc phải làm phía trước, nhưng hiện tại, ông cũng đang là một trong những người nắm thế dẫn dắt ở cuộc chơi trong lĩnh vực của mình.
Netflix là một trong những câu chuyện biểu tượng thành công nhất trong sự kết hợp giữa công nghệ và truyền hình. Dịch vụ phát trực tuyến video cung cấp các chương trình truyền hình và phim, đồng thời tự tạo nội dung như House of Cards - chương trình từng 3 lần thắng giải Emmy.
Nhà sáng lập và CEO Reed Hastings là một nhân vật nổi bật tại thung lũng Silicon nhưng lại rất ít xuất hiện trên truyền thông. Ông sinh ngày 8/10/1960 tại Boston, Massachusetts, Mỹ và có bằng cử nhân Toán học của trường Bowdoin College. Tại đây, ông điều hành “Câu lạc bộ dã ngoại”, thường xuyên tổ chức các chương trình leo núi và chèo xuồng cho các thành viên.
Sau khi tốt nghiệp, Hastings gia nhập Peace Corps, tham gia dạy toán cho học sinh phổ thông trong hai năm ở Swaziland, châu Phi. Trải nghiệm từng được ông ví là “sự kết hợp giữa dịch vụ và thám hiểm”.
Sau khi trở về Mỹ, Hastings lấy bằng thạc sĩ trí tuệ nhân tạo tại Stanford và từng cho biết chính ngôi trường này đã biến ông thành một hình mẫu doanh nhân. Năm 1991, ông sáng lập Pure Software, nơi phát triển những công cụ sửa lỗi cho các kỹ sư. Công ty có doanh thu tăng trưởng gấp đôi hằng năm và đưa Hasting từ một kỹ sư đơn thuần thành CEO.
Pure Software lên sàn năm 1995 và sau đó được mua lại bởi Rational Software. Qua thương vụ này, Hastings bỏ túi 750 triệu USD. Ông dùng số tiền kiếm được cùng với Marc Randolph sáng lập Netflix năm 1997 với khởi phát là một công ty cho thuê video. Ý tưởng bắt nguồn khi Hasting phải trả 40 USD cho thuê bao quá hạn từ nhà cung cấp Blockbuster.
Tuy nhiên, năm 2000, chính Hastings đề nghị bán 49% cổ phần công ty cho Blockbuster, muốn giúp Blockbuster phát triển mảng online. Song kế hoạch hợp tác bất thành và 5 năm sau, Netflix có 4,5 triệu người đăng ký, đánh bại mọi nỗ lực trong cuộc chiến trực tuyến của Blockbuster. Trong thời gian này, Hastings cùng vợ Patty và hai con đang thuê một căn nhà ở ngoại ô thành phố Rome. Gia đình họ sống luân phiên giữa Italy và thung lũng Silicon, mỗi hai tuần lại thay đổi.
Netflix tiếp tục phát triển thành thị trường online bằng cách đưa ra những lựa chọn dịch vụ phát trực tuyến theo yêu cầu. Đến năm 2010, họ có 16 triệu người đăng ký. Sau thời gian ngắn chia tách hai mảng là cho thuê DVD và phát trực tuyến theo yêu cầu năm 2011, Hastings hợp nhất các mảng và thừa nhận quyết định trước đó là một sai lầm.
Ngày 22/9/2010, CEO cho ra mắt Netflix tại Canada, đây là bước tiến ra khỏi biên giới nước Mỹ đầu tiên của công ty. Năm 2013, Hastings đưa công ty vào một lĩnh vực chưa khai phá khi ra mắt loạt chương trình truyền hình đầu tiên mang tên "House of Cards”. Chương trình được 9 đề cử qua các mùa Emmy và ba lần giành chiến thắng trước những chương trình truyền thống.
Cổ phiếu hãng này đã có những tăng trưởng chóng mặt kể từ ngày lên sàn vào năm 2002. Đến tháng 8/2015 ghi nhận mức tăng kỷ lục 9.925% so với mức giá IPO. “Chúng ta sẽ chứng kiến truyền hình truyền thống suy giảm hằng năm trong 20 năm tới và ngược lại, truyền hình trực tuyến sẽ liên tục tăng trưởng trong hai thập kỷ tới đây”, Hastings nói.
CEO Netflix Reed Hastings. Ảnh: Newscom. |
Vào tháng 8/2015, Netflix công bố chế độ nghỉ thai sản không giới hạn cho nhân viên, mở lối cho những công ty có tư duy cấp tiến. Đơn vị cũng được biết đến là có chế độ kỳ nghỉ không giới hạn cho nhân viên.
Người dẫn dắt Netflix không chỉ mở đường cho tương lai của truyền hình mà còn là người ủng hộ trung thành của những dự án cải cách giáo dục tại California. Ông đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Giáo dục của tiểu bang California từ năm 2000-2004.
Tháng 12/2013, Hasting và John Doerr của công ty đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins cùng đầu tư 14,5 triệu USD vào DreamBox Learning - chương trình học toán online cho học sinh tiểu học và trung học.
Hasting và vợ cũng ký vào Quỹ Bill and Melinda Gates năm 2012 với mục đích cho đi tài sản của mình. Ở thời điểm đó, Hasting vẫn chưa phải là một tỷ phú. Hiện tài sản của ông được Forbes ước tính là 3,3 tỷ USD. Ngoài Netflix, Hastings còn nằm trong ban quản trị nhiều tổ chức khác, trong đó có Facebook kể từ năm 2011.
CEO còn nổi tiếng vì không có văn phòng tại trụ sở chính của công ty ở Los Gatos, California. Thay vào đó, ông ngồi bất cứ bàn nào có thể và thay đổi vị trí khắp nơi tại công ty. Khi cần nghỉ ngơi, Hastings sẽ tìm đến nơi được gọi là “địa ngục cao chót vót” - một căn phòng tách biệt được xây trên nóc của tòa nhà Netflix.
Nhà sáng lập từng giải thích việc này không phải đến từ một lý thuyết về chủ nghĩa bình đẳng hay muốn tìm cảm giác ở giữa những nhân viên. Ông đơn giản cảm thấy mình không cần phải có văn phòng hay thậm chí là một chiếc laptop.
Mọi thứ bắt đầu năm 2008, Hastings bỏ văn phòng vì không phải ký giấy tờ. Từ thời điểm đó, Netflix chủ yếu sử dụng DocuSign với công nghệ chữ ký điện tử. Điều tất yếu là những nhu cầu về giấy tờ không còn nữa nên CEO thấy mình không cần văn phòng và thích gặp gỡ mọi người trong khắp tòa nhà.
“Laptop chính là văn phòng của tôi và cũng có nhiều ngày chỉ giải quyết mọi thứ thông qua điện thoại”, ông nói.
Thế giới liên tục thay đổi và người đàn ông thay đổi cuộc chơi này cũng đang nỗ lực hết mình trước những diễn biến mới. Trong nhiều năm qua, Netflix liên tục có những thay đổi để gia tăng người dùng, đồng thời cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường, trong đó có Amazon và Disney, các công ty truyền thông truyền thống cũng như các hãng công nghệ như Apple. Hastings nói công ty vẫn còn chặng đường dài để cạnh tranh với Youtube.
Một báo cáo nghiên cứu gần đây của CNBC cho thấy 60% người Mỹ xem các video và chương trình phát trực tuyến, trong đó đến 51% là xem qua Netflix. Hastings có nhiều việc phải làm phía trước, nhưng hiện tại, ông cũng đang là một trong những người nắm thế dẫn dắt ở cuộc chơi trong lĩnh vực của mình.
Trương Sanh (VnExpress - Theo Business Insider, CNBC)
Đăng nhận xét