Cần tạo ra văn hóa và thói quen không bạo hành trẻ
Sau các sự cố ở nhóm trẻ Mầm Xanh và Trường mầm non 30-4, tinh thần các cô giáo ở trường tôi sa sút dữ lắm. Tôi có an ủi các cô: ai sai thì phải chịu. Dư luận khi đưa những vụ việc xấu, người xấu ra ánh sáng cũng là để bảo vệ cái nghề cao quý và những con người tử tế đang tận hiến cho nghề.
Nhắc câu chuyện trên, tôi muốn nói rằng: việc gắn camera trong các lớp học mầm non (MN) thực sự cũng không phức tạp hay rắc rối như người ta tưởng, nhất là với những cô giáo có cái tâm trong sáng, yêu nghề, mến trẻ. Nó có thể mua được sự yên tâm ở phụ huynh nhưng không phải là phép nhiệm mầu có thể giải quyết mọi thứ.
Sở dĩ nói như vậy là vì hầu hết các trường MN tư thục từ lâu đã gắn camera trong lớp, giáo viên (GV) vẫn dạy dỗ bình thường và những trường hợp bạo hành trẻ cũng vẫn xảy ra dù chưa đến mức bị xã hội lên tiếng.
Nhưng điểm khác giữa trường tư với trường công là thỏa thuận đầu tiên giữa nhà trường với các cô khi vào làm việc là: đánh cháu là chia tay. Khi nhiều cô không đánh cháu thì các cô khác cũng nhìn vào đó mà không đánh cháu, dần thành thói quen, bạo hành trẻ nhờ vậy mà giảm.
Còn ở trường công, rất nhiều lý do khiến người quản lý không thể xử lý vấn đề đến nơi đến chốn. GV bạo hành trẻ, cùng lắm là cho thôi đứng lớp vài ba tháng chứ không dám sa thải, vì thủ tục sa thải và tuyển dụng người thay thế đều rắc rối.
Cái gốc vẫn là ở con người. Trước mắt, chúng ta chưa thể có một đội ngũ GV MN như ý, nhưng tạo ra cái văn hóa, thói quen không bạo hành với trẻ thì nằm trong tầm tay của các trường, chứ chẳng khó và cần phải làm ngay.
Camera giám sát tại trường mầm non. Ảnh minh họa |
Nhắc câu chuyện trên, tôi muốn nói rằng: việc gắn camera trong các lớp học mầm non (MN) thực sự cũng không phức tạp hay rắc rối như người ta tưởng, nhất là với những cô giáo có cái tâm trong sáng, yêu nghề, mến trẻ. Nó có thể mua được sự yên tâm ở phụ huynh nhưng không phải là phép nhiệm mầu có thể giải quyết mọi thứ.
Sở dĩ nói như vậy là vì hầu hết các trường MN tư thục từ lâu đã gắn camera trong lớp, giáo viên (GV) vẫn dạy dỗ bình thường và những trường hợp bạo hành trẻ cũng vẫn xảy ra dù chưa đến mức bị xã hội lên tiếng.
Nhưng điểm khác giữa trường tư với trường công là thỏa thuận đầu tiên giữa nhà trường với các cô khi vào làm việc là: đánh cháu là chia tay. Khi nhiều cô không đánh cháu thì các cô khác cũng nhìn vào đó mà không đánh cháu, dần thành thói quen, bạo hành trẻ nhờ vậy mà giảm.
Còn ở trường công, rất nhiều lý do khiến người quản lý không thể xử lý vấn đề đến nơi đến chốn. GV bạo hành trẻ, cùng lắm là cho thôi đứng lớp vài ba tháng chứ không dám sa thải, vì thủ tục sa thải và tuyển dụng người thay thế đều rắc rối.
Cái gốc vẫn là ở con người. Trước mắt, chúng ta chưa thể có một đội ngũ GV MN như ý, nhưng tạo ra cái văn hóa, thói quen không bạo hành với trẻ thì nằm trong tầm tay của các trường, chứ chẳng khó và cần phải làm ngay.
Theo Phụ Nữ Online
Đăng nhận xét