Những loại trái dại dân dã miền Tây gắn liền với tuổi thơ
Trên khắp vùng miền đất nước Việt Nam bao la xinh đẹp này, bất kì nơi nào cũng gắn liền với những loại trái dại dân dã mà người xứ đó rất trân quý. Mảnh đất miền Tây cũng thế, những loại trái dại sau đây đã gắn với bao thế hệ người miền sông nước, trở thành một phần kí ức của họ. Để rồi khi xa quê, người miền Tây nào cũng cảm thấy nhớ thương và chỉ muốn quay về "vùng trời kí ức" ấy, bên những trưa hè đầy nắng, trò chơi quen thuộc, cùng các loại trái dại nếm một miếng đã cảm thấy "ấm lòng".
1. Trái bình bát
Đi khắp các vùng quê trên mảnh đất miền Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều nhất đó là trái bình bát. Với màu vàng rực rỡ cùng hương thơm dịu dàng khi chín nên loại trái này rất được trẻ con nơi đây yêu thích. Sau những giờ cùng nhau nô đùa mệt lả, mấy đứa bé thường rủ nhau hái trái bình bát chín trên cành rồi chia ra làm 4 vừa ăn vừa trò chuyện.
Nếu "sang" hơn thì có thể dầm bình bát cùng với đường và sữa đặc thì phải nói là ''cực phẩm'' miền quê đấy! Ngoài ra, vị của trái bình bát còn trên cả tuyệt vời, thịt của nó dai dai màu cam nhẹ, có chút chua chua ngọt ngọt nên ăn không cũng đã thấy ngon rồi.
2. Nhãn lồng
Đối với những đứa trẻ vùng sông nước này, nhãn lồng được xem là loại trái dại ngon nhất. Nhãn lồng khi còn non có màu xanh và hạt nhỏ nhưng lúc đã chín rồi lại vàng ươm, với vị chua ngọt cùng hương thơm đậm đà.
Hoa nhãn lồng cũng rất xinh với màu trắng tím, những cô bé cứ tha hồ mà hái rồi cài lên tóc và thi nhau tự xưng là công chúa hay hoàng hậu. Loại dây leo dại mọc sát mé mương này tưởng chừng như chẳng ai thèm ngó tới nhưng lại là "cả một vùng kí ức" mà người con xa xứ nào cũng thương nhớ khôn nguôi.
3. Chùm ruột
Chùm ruột nghe cái tên thôi đã thấy thú vị rồi bạn nhỉ? Sở dĩ người ta gọi bằng cái tên ấy bởi vì nó không ra trái đơn lẻ mà lại kết thành từng chùm kín hết cả cây. Trái chùm ruột trông chua thế thôi nhưng lại làm ra món mứt đỏ au, ngọt ngào không thể thiếu trong ngày Tết.
Không những thế, chùm ruột mà đem đi dầm với nước mắm đường thêm ớt đỏ thì còn gì bằng, vị chua ''thấu trời'' của nó cùng độ mặn ngọt và cay cay của các nguyên liệu khác nhắc thôi đã thấy thèm lắm rồi!
4. Bình bát dây
Ngoài trái bình bát vàng ươm, thơm nức còn nó có cả loại dây leo, quả thì màu đỏ khi chín trông xa xa như chiếc đèn lồng nữa đấy! Dù chẳng cần ai chăm bón nhưng bình bát dây cứ thế mà sinh sôi, leo trên các loại cây lớn. Người lớn thì hái lá về sắc thuốc nam hay nấu canh với cua đồng, tôm, cá trê ăn giải độc và thanh nhiệt cơ thể; còn trẻ nhỏ cứ hồ hởi hái trái bình bát đỏ au mà vừa ăn vừa đùa giỡn.
5. Trái me
Trong những loại quả dại ở miền Tây, sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến trái me. Trái me lúc lỉu trên cành cứ như mời gọi trẻ con hái xuống, cạo lớp vỏ nâu nâu bên ngoài rồi đem chấm với muối ớt cay. Riêng mùa me nở rộ thì từ người lớn hay trẻ nhỏ đều được thưởng thức trái me dôn dốt, bột bột bên trong, ăn vừa chua lại bùi bùi cực thích.
Không những thế, đến khi mùa me chín người miền Tây lại được thưởng thức me theo một cách rất đặc biệt đó là đem đi trộn đường hay xốc với muối ớt thì còn gì tuyệt vời bằng. Hơn thế nữa, me còn là một nguyên liệu không thể thiếu trong món canh chua "nức tiếng" gần xa của người miền Tây nữa đấy!
6. Trái thù lù
Trái thù lù hay còn gọi là tầm bóp trông tên nghe buồn cười thế thôi nhưng lại xinh xắn và rất ngon đấy! Trái có vỏ mỏng mỏng trông như chiếc lồng đèn hình trái tim treo trên cây, khi còn non bên ngoài mang sắc xanh dịu dàng nhưng lúc đã chín rồi thì nhăn lại.
Trẻ con yêu thích loại trái này lắm, chúng cứ thi nhau bóp lớp vỏ ra tanh tách rồi lấy phần thịt bên trong ăn mới ngọt làm sao! Ngày trước trái thù lù chẳng được ai ngó ngàng tới nhưng hiện nay nó được xem như một vị thuốc quý và thậm chí là xuất khẩu đi nước ngoài nữa đấy!
7. Trái dừa nước
Một hình ảnh thân thương luôn "cắm rễ" trong lòng của bao người con xa quê đó chính là những rặng dừa nước xanh rì. Xứ sông nước miền Tây, đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp các bụi dừa nước xanh rờn khiến bao người con nhớ về những trưa hè lội sông chặt buồng lấy trái.
Lũ trẻ thường hay đòi bà mẹ quê chặt buồng dừa rồi đập ra thành từng trái nhỏ, sau đó lại chẻ đôi ra và nạo lớp cơm trắng ngần bên trong mà thưởng thức. Chính vì những hương vị mộc mạc ấy mà những đứa trẻ năm nào đã trưởng thành rồi đi học xa quê vẫn nhớ thương lắm và nhất quyết mỗi lần về nhà phải đem lên vài buồng mà ăn.
Không đơn giản chỉ là những loại trái dại giúp bầy trẻ nhỏ nhâm nhi trong buổi trưa hè đầy nắng, nó còn là một phần tuổi thơ không thể nào phai trong tim mỗi người. Có rất nhiều người sau khi đã có tất cả từ công danh, tiền bạc cho đến tình duyên thì cái mà họ mong muốn nhất nhưng không thể nào đạt được đó chính là quay về tuổi thơ bên những người thân yêu, chiếc võng kẻo kẹt và những gì gần gũi nhất chẳng hạn như trái dại quê nhà. Miền Tây giản dị nhưng không kém phần đặc sắc với những loại trái ấy, còn quê hương của bạn có loại quả dại quen thuộc nào?
1. Trái bình bát
Đi khắp các vùng quê trên mảnh đất miền Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều nhất đó là trái bình bát. Với màu vàng rực rỡ cùng hương thơm dịu dàng khi chín nên loại trái này rất được trẻ con nơi đây yêu thích. Sau những giờ cùng nhau nô đùa mệt lả, mấy đứa bé thường rủ nhau hái trái bình bát chín trên cành rồi chia ra làm 4 vừa ăn vừa trò chuyện.
Nếu "sang" hơn thì có thể dầm bình bát cùng với đường và sữa đặc thì phải nói là ''cực phẩm'' miền quê đấy! Ngoài ra, vị của trái bình bát còn trên cả tuyệt vời, thịt của nó dai dai màu cam nhẹ, có chút chua chua ngọt ngọt nên ăn không cũng đã thấy ngon rồi.
Trái bình bát đem dầm cùng đường với sữa đặc là ''hết sảy'' |
2. Nhãn lồng
Đối với những đứa trẻ vùng sông nước này, nhãn lồng được xem là loại trái dại ngon nhất. Nhãn lồng khi còn non có màu xanh và hạt nhỏ nhưng lúc đã chín rồi lại vàng ươm, với vị chua ngọt cùng hương thơm đậm đà.
Hoa nhãn lồng cũng rất xinh với màu trắng tím, những cô bé cứ tha hồ mà hái rồi cài lên tóc và thi nhau tự xưng là công chúa hay hoàng hậu. Loại dây leo dại mọc sát mé mương này tưởng chừng như chẳng ai thèm ngó tới nhưng lại là "cả một vùng kí ức" mà người con xa xứ nào cũng thương nhớ khôn nguôi.
Nhãn lồng có hương thơm và vị ngọt dịu |
3. Chùm ruột
Chùm ruột nghe cái tên thôi đã thấy thú vị rồi bạn nhỉ? Sở dĩ người ta gọi bằng cái tên ấy bởi vì nó không ra trái đơn lẻ mà lại kết thành từng chùm kín hết cả cây. Trái chùm ruột trông chua thế thôi nhưng lại làm ra món mứt đỏ au, ngọt ngào không thể thiếu trong ngày Tết.
Không những thế, chùm ruột mà đem đi dầm với nước mắm đường thêm ớt đỏ thì còn gì bằng, vị chua ''thấu trời'' của nó cùng độ mặn ngọt và cay cay của các nguyên liệu khác nhắc thôi đã thấy thèm lắm rồi!
Dù chua tới "nhăn mặt" những rất được yêu thích |
4. Bình bát dây
Ngoài trái bình bát vàng ươm, thơm nức còn nó có cả loại dây leo, quả thì màu đỏ khi chín trông xa xa như chiếc đèn lồng nữa đấy! Dù chẳng cần ai chăm bón nhưng bình bát dây cứ thế mà sinh sôi, leo trên các loại cây lớn. Người lớn thì hái lá về sắc thuốc nam hay nấu canh với cua đồng, tôm, cá trê ăn giải độc và thanh nhiệt cơ thể; còn trẻ nhỏ cứ hồ hởi hái trái bình bát đỏ au mà vừa ăn vừa đùa giỡn.
Trái bình bát dây rất ngọt và lá có chức năng giải độc cơ thể |
5. Trái me
Trong những loại quả dại ở miền Tây, sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến trái me. Trái me lúc lỉu trên cành cứ như mời gọi trẻ con hái xuống, cạo lớp vỏ nâu nâu bên ngoài rồi đem chấm với muối ớt cay. Riêng mùa me nở rộ thì từ người lớn hay trẻ nhỏ đều được thưởng thức trái me dôn dốt, bột bột bên trong, ăn vừa chua lại bùi bùi cực thích.
Không những thế, đến khi mùa me chín người miền Tây lại được thưởng thức me theo một cách rất đặc biệt đó là đem đi trộn đường hay xốc với muối ớt thì còn gì tuyệt vời bằng. Hơn thế nữa, me còn là một nguyên liệu không thể thiếu trong món canh chua "nức tiếng" gần xa của người miền Tây nữa đấy!
Me dốt bột ăn bùi bùi cực thích |
6. Trái thù lù
Trái thù lù hay còn gọi là tầm bóp trông tên nghe buồn cười thế thôi nhưng lại xinh xắn và rất ngon đấy! Trái có vỏ mỏng mỏng trông như chiếc lồng đèn hình trái tim treo trên cây, khi còn non bên ngoài mang sắc xanh dịu dàng nhưng lúc đã chín rồi thì nhăn lại.
Trẻ con yêu thích loại trái này lắm, chúng cứ thi nhau bóp lớp vỏ ra tanh tách rồi lấy phần thịt bên trong ăn mới ngọt làm sao! Ngày trước trái thù lù chẳng được ai ngó ngàng tới nhưng hiện nay nó được xem như một vị thuốc quý và thậm chí là xuất khẩu đi nước ngoài nữa đấy!
Trái thù lù ngay nay được rất nhiều người "săn đón" |
7. Trái dừa nước
Một hình ảnh thân thương luôn "cắm rễ" trong lòng của bao người con xa quê đó chính là những rặng dừa nước xanh rì. Xứ sông nước miền Tây, đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp các bụi dừa nước xanh rờn khiến bao người con nhớ về những trưa hè lội sông chặt buồng lấy trái.
Lũ trẻ thường hay đòi bà mẹ quê chặt buồng dừa rồi đập ra thành từng trái nhỏ, sau đó lại chẻ đôi ra và nạo lớp cơm trắng ngần bên trong mà thưởng thức. Chính vì những hương vị mộc mạc ấy mà những đứa trẻ năm nào đã trưởng thành rồi đi học xa quê vẫn nhớ thương lắm và nhất quyết mỗi lần về nhà phải đem lên vài buồng mà ăn.
Dừa nước khiến bất kì người con xa quê nào cũng thương nhớ |
Không đơn giản chỉ là những loại trái dại giúp bầy trẻ nhỏ nhâm nhi trong buổi trưa hè đầy nắng, nó còn là một phần tuổi thơ không thể nào phai trong tim mỗi người. Có rất nhiều người sau khi đã có tất cả từ công danh, tiền bạc cho đến tình duyên thì cái mà họ mong muốn nhất nhưng không thể nào đạt được đó chính là quay về tuổi thơ bên những người thân yêu, chiếc võng kẻo kẹt và những gì gần gũi nhất chẳng hạn như trái dại quê nhà. Miền Tây giản dị nhưng không kém phần đặc sắc với những loại trái ấy, còn quê hương của bạn có loại quả dại quen thuộc nào?
Theo YAN
Đăng nhận xét