Ông chủ Amazon chia sẻ bí quyết trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới
Mặc dù Amazon không phải là mô hình cửa hàng trực tuyến đầu tiên trên thế giới, nhưng bằng bộ óc thiên tài và khả năng nắm bắt những chuyển dịch của thị trường, Jeff Bezos đã làm lu mờ các đối thủ khác vì sáng tạo ra hàng loạt các quy trình giúp việc mua sắm trở nên nhanh chóng và tiện lợi, đồng thời cho phép khách hàng có thể mua sắm mọi thứ bên trong nền tảng của mình.
Làm một CEO không dễ, làm CEO thành công lại càng khó hơn và sự thành công của Jeff Bezos đến từ những bài học quý giá được ông chắt lọc trong suốt chặng đường đầy chông gai của mình.
Chú ý tới khách hàng, đừng chỉ nhìn vào đối thủ
Chia sẻ về quyết định tại sao muốn trở thành một doanh nhân, CEO Jeff Bezos chỉ trả lời một cách vô cùng đơn giản: "Tôi nghĩ rằng mình luôn muốn được làm điều ấy. Tôi đã luôn có ý tưởng kể từ khi còn là một cậu nhóc", Jeff Bezos nói. "Tôi thuộc mẫu người mà bất kể khi nhìn vào thứ gì đều cảm thấy nó có gì đó 'sai sai', hoặc nó có thể được cải tiến."
"Tôi nghĩ rằng điều tuyệt vời nhất về loài người đó là chúng ta luôn cải tiến được mọi thứ", Jeff Bezos tiếp lời. Ông cho rằng nếu các doanh nhân và nhà phát minh cứ mãi theo đuổi niềm đam mê và khát vọng, thì họ sẽ không bao giờ thỏa mãn. "Bạn cần phải khai thác điều này một cách triệt để", ông khẳng định.
"Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần tận dụng tiềm năng ở các khách hàng thay vì đối thủ cạnh tranh", Jeff Bezos nói. "Đôi khi tôi thấy các công ty, ngay cả những startup nhỏ, họ dường như đang quá chú tâm và thị trường cạnh tranh hơn là khách hàng của chính mình."
"Đối với những nền công nghiệp lớn và trưởng thành, đôi khi lựa chọn này có thể hoặc sẽ là thứ đóng vai trò quyết định cho thành công của bạn và công ty của bạn."
Khi được hỏi quan niệm thế nào về đồng tiền và cách tiêu tiền, với vị thế là tỷ phú đầu tiên trong lịch sử chạm tới 3 con số (hàng trăm tỷ USD), Jeff Bezos chỉ đơn giản cho rằng doanh thu kiếm được từ Amazon đã và đang là nguồn tài chính chuyển đổi sang dự án thám hiểm vụ trụ mang tên Blue Origin do chính ông sáng lập. "Tôi thanh lý khoảng 1 tỷ USD cổ phiếu Amazon mỗi năm để tài trợ cho Blue Origin, và tôi dự định sẽ tiếp tục làm điều đó trong một thời gian dài sắp tới". Đoạn, ông khẳng định Blue Origin mang theo sứ mệnh quan trọng với nền văn minh lâu dài của loài người.
Hãy mạnh dạn làm thử
"Cuộc sống luôn có đầy những rủi ro khác nhau. Khi bạn 80 tuổi và bắt đầu nghĩ về những điều mà mình hối tiếc trong cuộc sống, thì hầu hết trong số đó là những thứ chúng ta đã không làm. Chúng là những quyết định thiếu sót và sai lầm", Jeff Bezos nói.
"Thật vậy. Rất hiếm khi bạn hối tiếc về những gì đó bạn đã làm và thất bại. Bạn sẽ kiểu như: "Tôi yêu cô nàng đó, nhưng tôi chưa từng nói với cô ấy", và rồi 50 năm sau, bạn vẫn "canh cánh" một câu hỏi: "Tại sao tôi không nói với cô ấy", "Tại sao tôi không theo đuổi cô ấy",... Bởi vì đó là điều đáng tiếc nhất trong cuộc sống - thứ sẽ khiến bạn rất khó để hạnh phúc khi phải "tự vấn" bản thân trong suốt cuộc đời."
Chia sẻ về những ngày đầu tiên "vượt khó" cùng Amazon - vốn chỉ là một dịch vụ bán sách vào lúc bấy giờ, CEO Jeff Bezos đã nhắc lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
"Mặc dù trong khoảng 30 ngày đầu, tôi biết rằng việc kinh doanh bán sách sẽ thành công, nhưng tôi vẫn bị sốc trước số lượng sách mà tôi đã bán ra", Jeff Bezos kể lại. "Lúc ấy chúng tôi đã thực sự bị khủng hoảng nhân sự, với chỉ 10 người và hầu hết là kỹ sư phần mềm. Thế là tất cả - bao gồm cả tôi, phải lao vào để gói bưu kiện".
"Chúng tôi còn chẳng có bàn để gập cơ", ông nói. "Chúng tôi phải quỳ gập trên sàn bê tông, và đóng hộp trên đó. Vào khoảng 1 hay 2 giờ sáng gì đó, tôi nói với một trong những đồng nghiệp của mình: "Anh biết đấy, Paul, việc này đang giết chết đầu gối của tôi. Chúng ta cần phải có miếng đệm đầu gối." Và Paul nhìn tôi rồi nói: "Jeff, thứ chúng ta cần là bàn để đóng gói kia". Và tôi đã nói: "Ôi chúa ơi, đó là một ý tưởng hay."
"Ngày hôm sau, chúng tôi đã mua bàn để đóng gói, và đã nâng gấp đôi năng suất làm việc, cũng như giải thoát cho những cái lưng và đầu gối của chúng tôi."
Thẳng thắn đối mặt với chỉ trích
Theo thống kê, Amazon hiện đang có hơn 566.000 nhân viên, và Jeff Bezos có thể đang là ông chủ tạo ra công việc cho nhiều người nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bản thân ông cũng thường xuyên phải đối mặt với chỉ trích từ các công đoàn và giới truyền thông vì các cáo buộc trả lương thấp, điều kiện làm việc không phù hợp.
Khi được hỏi sẽ làm gì khi rơi vào tình cảnh trên, Jeff Bezos chỉ bình thản trả lời: "Khi bạn bị chỉ trích một điều gì đó, trước hết hãy nhìn vào gương và đặt câu hỏi: "Liệu những phê bình này có đúng không?". Nếu chúng là chính xác, thì hãy thay đổi. Đừng kháng cự làm gì", ông nói.
"Chúng tôi đã phạm nhiều sai lầm, nhưng hoàn toàn không phải là điều kiện làm việc của nhân viên hay mức lương trả cho họ", Jeff khẳng định. "Trái lại, Amazon tự hào vì tạo được điều kiện làm việc tốt cho nhân viên, và giúp họ trang trải cuộc sống. Bạn biết đấy, chúng tôi hiện có hơn 16.000 người ở Đức, và Amazon đã trả lương cho họ cao nhất so với những công việc tương tự."
Làm một CEO không dễ, làm CEO thành công lại càng khó hơn và sự thành công của Jeff Bezos đến từ những bài học quý giá được ông chắt lọc trong suốt chặng đường đầy chông gai của mình.
CEO Amazon Jeff Bezos. |
Chú ý tới khách hàng, đừng chỉ nhìn vào đối thủ
Chia sẻ về quyết định tại sao muốn trở thành một doanh nhân, CEO Jeff Bezos chỉ trả lời một cách vô cùng đơn giản: "Tôi nghĩ rằng mình luôn muốn được làm điều ấy. Tôi đã luôn có ý tưởng kể từ khi còn là một cậu nhóc", Jeff Bezos nói. "Tôi thuộc mẫu người mà bất kể khi nhìn vào thứ gì đều cảm thấy nó có gì đó 'sai sai', hoặc nó có thể được cải tiến."
"Tôi nghĩ rằng điều tuyệt vời nhất về loài người đó là chúng ta luôn cải tiến được mọi thứ", Jeff Bezos tiếp lời. Ông cho rằng nếu các doanh nhân và nhà phát minh cứ mãi theo đuổi niềm đam mê và khát vọng, thì họ sẽ không bao giờ thỏa mãn. "Bạn cần phải khai thác điều này một cách triệt để", ông khẳng định.
Jeff Bezos khẳng định để đạt được thành công cần vượt qua nhiều rủi ro và thậm chí là thất bại. |
"Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần tận dụng tiềm năng ở các khách hàng thay vì đối thủ cạnh tranh", Jeff Bezos nói. "Đôi khi tôi thấy các công ty, ngay cả những startup nhỏ, họ dường như đang quá chú tâm và thị trường cạnh tranh hơn là khách hàng của chính mình."
"Đối với những nền công nghiệp lớn và trưởng thành, đôi khi lựa chọn này có thể hoặc sẽ là thứ đóng vai trò quyết định cho thành công của bạn và công ty của bạn."
Khi được hỏi quan niệm thế nào về đồng tiền và cách tiêu tiền, với vị thế là tỷ phú đầu tiên trong lịch sử chạm tới 3 con số (hàng trăm tỷ USD), Jeff Bezos chỉ đơn giản cho rằng doanh thu kiếm được từ Amazon đã và đang là nguồn tài chính chuyển đổi sang dự án thám hiểm vụ trụ mang tên Blue Origin do chính ông sáng lập. "Tôi thanh lý khoảng 1 tỷ USD cổ phiếu Amazon mỗi năm để tài trợ cho Blue Origin, và tôi dự định sẽ tiếp tục làm điều đó trong một thời gian dài sắp tới". Đoạn, ông khẳng định Blue Origin mang theo sứ mệnh quan trọng với nền văn minh lâu dài của loài người.
Hãy mạnh dạn làm thử
"Cuộc sống luôn có đầy những rủi ro khác nhau. Khi bạn 80 tuổi và bắt đầu nghĩ về những điều mà mình hối tiếc trong cuộc sống, thì hầu hết trong số đó là những thứ chúng ta đã không làm. Chúng là những quyết định thiếu sót và sai lầm", Jeff Bezos nói.
"Thật vậy. Rất hiếm khi bạn hối tiếc về những gì đó bạn đã làm và thất bại. Bạn sẽ kiểu như: "Tôi yêu cô nàng đó, nhưng tôi chưa từng nói với cô ấy", và rồi 50 năm sau, bạn vẫn "canh cánh" một câu hỏi: "Tại sao tôi không nói với cô ấy", "Tại sao tôi không theo đuổi cô ấy",... Bởi vì đó là điều đáng tiếc nhất trong cuộc sống - thứ sẽ khiến bạn rất khó để hạnh phúc khi phải "tự vấn" bản thân trong suốt cuộc đời."
Chia sẻ về những ngày đầu tiên "vượt khó" cùng Amazon - vốn chỉ là một dịch vụ bán sách vào lúc bấy giờ, CEO Jeff Bezos đã nhắc lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
"Mặc dù trong khoảng 30 ngày đầu, tôi biết rằng việc kinh doanh bán sách sẽ thành công, nhưng tôi vẫn bị sốc trước số lượng sách mà tôi đã bán ra", Jeff Bezos kể lại. "Lúc ấy chúng tôi đã thực sự bị khủng hoảng nhân sự, với chỉ 10 người và hầu hết là kỹ sư phần mềm. Thế là tất cả - bao gồm cả tôi, phải lao vào để gói bưu kiện".
"Chúng tôi còn chẳng có bàn để gập cơ", ông nói. "Chúng tôi phải quỳ gập trên sàn bê tông, và đóng hộp trên đó. Vào khoảng 1 hay 2 giờ sáng gì đó, tôi nói với một trong những đồng nghiệp của mình: "Anh biết đấy, Paul, việc này đang giết chết đầu gối của tôi. Chúng ta cần phải có miếng đệm đầu gối." Và Paul nhìn tôi rồi nói: "Jeff, thứ chúng ta cần là bàn để đóng gói kia". Và tôi đã nói: "Ôi chúa ơi, đó là một ý tưởng hay."
"Ngày hôm sau, chúng tôi đã mua bàn để đóng gói, và đã nâng gấp đôi năng suất làm việc, cũng như giải thoát cho những cái lưng và đầu gối của chúng tôi."
Thẳng thắn đối mặt với chỉ trích
Theo thống kê, Amazon hiện đang có hơn 566.000 nhân viên, và Jeff Bezos có thể đang là ông chủ tạo ra công việc cho nhiều người nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bản thân ông cũng thường xuyên phải đối mặt với chỉ trích từ các công đoàn và giới truyền thông vì các cáo buộc trả lương thấp, điều kiện làm việc không phù hợp.
Khi được hỏi sẽ làm gì khi rơi vào tình cảnh trên, Jeff Bezos chỉ bình thản trả lời: "Khi bạn bị chỉ trích một điều gì đó, trước hết hãy nhìn vào gương và đặt câu hỏi: "Liệu những phê bình này có đúng không?". Nếu chúng là chính xác, thì hãy thay đổi. Đừng kháng cự làm gì", ông nói.
"Chúng tôi đã phạm nhiều sai lầm, nhưng hoàn toàn không phải là điều kiện làm việc của nhân viên hay mức lương trả cho họ", Jeff khẳng định. "Trái lại, Amazon tự hào vì tạo được điều kiện làm việc tốt cho nhân viên, và giúp họ trang trải cuộc sống. Bạn biết đấy, chúng tôi hiện có hơn 16.000 người ở Đức, và Amazon đã trả lương cho họ cao nhất so với những công việc tương tự."
Theo Doanh Nghiệp VN
Đăng nhận xét