Trẻ dậy thì sớm - Cha mẹ làm gì để con không mất tuổi thơ hồn nhiên
Dậy thì sớm gây ra những tác hại nghiêm trọng với trẻ em cả về thể chất và tinh thần, trong khi nhiều bậc cha mẹ lại rất thiếu hiểu biết về hội chứng này.
Cha mẹ nên hiểu rõ khi nào gọi là “dậy thì sớm”
Tuổi dậy thì phụ thuộc vào yếu tố chủng tộc cũng như di truyền của từng gia đình. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trẻ em gái dậy thì từ 8 – 13 tuổi, trẻ em trai 9 – 14 tuổi.
Những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì là mụn trứng cá, ngực to nhanh đột ngột. Ở trẻ em gái, sau khoảng 2 năm xuất hiện những dấu hiệu này, các em có thể bắt đầu thấy kinh nguyệt. Ở trẻ em trai, dấu hiệu sau cùng của tuổi dậy thì là trẻ có giọng nói ồm hơn.
Trẻ em gái dưới 7 tuổi và trẻ em trai dưới 9 tuổi xuất hiện những triệu chứng trên được coi là dậy thì sớm.
Về mặt y học, các bác sĩ phân loại dậy thì sớm thành 2 thể:
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên quá lo ngại. Đôi khi, chỉ bằng những quan sát bên ngoài không thể kết luận con có dậy thì sớm hay không. Ngoài những hiểu biết trên, cha mẹ nên tham khảo đánh giá của bác sĩ thông qua các xét nghiệm về độ trưởng thành của xương cũng như hàng loạt các kiểm tra khác...
Hiểu những nguyên nhân gây dậy thì sớm bởi "phòng" tốt hơn là "chữa"
Các bố mẹ cần quan tâm đến nguyên nhân và tìm cách ngăn chặn quá trình dậy thì sớm. Bởi một khi, quá trình dậy thì đã diễn ra thì hầu như không thể đảo ngược.
Cụ thể, những dấu hiệu dậy thì đầu tiên (như phát triển ngực ở bé gái) xuất hiện sớm tới 1 năm so với thế hệ trước.
Thực ra, đa phần các trường hợp ngay cả các bác sĩ cũng không biết chính xác nguyên nhân gây ra dậy thì sớm, đặc biệt ở các bé gái. Một số nguyên nhân gây dậy thì đặc biệt sớm (dưới 6 tuổi) có thể là các vấn đề y khoa như:
Những nguyên nhân trên có thể khiến bạn lo ngại, nhưng thực tế các vấn đề y khoa hiếm khi là nguồn gốc gây dậy thì sớm ở bé trai và cực hiếm ở bé gái.
Ngoài ra, còn một số yếu tố góp phần gây dậy thì sớm như:
Cha mẹ nên hiểu rõ khi nào gọi là “dậy thì sớm”
Tuổi dậy thì phụ thuộc vào yếu tố chủng tộc cũng như di truyền của từng gia đình. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trẻ em gái dậy thì từ 8 – 13 tuổi, trẻ em trai 9 – 14 tuổi.
Những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì là mụn trứng cá, ngực to nhanh đột ngột. Ở trẻ em gái, sau khoảng 2 năm xuất hiện những dấu hiệu này, các em có thể bắt đầu thấy kinh nguyệt. Ở trẻ em trai, dấu hiệu sau cùng của tuổi dậy thì là trẻ có giọng nói ồm hơn.
Trẻ em gái dưới 7 tuổi và trẻ em trai dưới 9 tuổi xuất hiện những triệu chứng trên được coi là dậy thì sớm.
Về mặt y học, các bác sĩ phân loại dậy thì sớm thành 2 thể:
- Dậy thì sớm do các yếu tố trung tâm: Đây là thể phổ biến hơn. Ở các bé dậy thì theo thể này, tuyến yên tạo ra các hormone Gonadotropin. Hormone này lần lượt kích thích tinh hoàn hoặc buồng trứng để tạo ra testosterone hoặc estrogen. Đó là những hormone giới tính gây ra những thay đổi của tuổi dậy thì, giống như sự phát triển vú ở trẻ em gái.
- Dậy thì sớm do các yếu tố ngoại vi: Thể này hiếm hơn. Các kích thích tố estrogen và testosterone cũng kích hoạt các triệu chứng, nhưng não và tuyến yên không liên quan gì đến quá trình này. Đây thường là hệ quả của tuyến thượng thận, hoặc tuyến giáp hoạt động kém.
Nhiều trường hợp vẫn chưa thể xác định vì sao các bé bị dậy thì sớm |
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên quá lo ngại. Đôi khi, chỉ bằng những quan sát bên ngoài không thể kết luận con có dậy thì sớm hay không. Ngoài những hiểu biết trên, cha mẹ nên tham khảo đánh giá của bác sĩ thông qua các xét nghiệm về độ trưởng thành của xương cũng như hàng loạt các kiểm tra khác...
Hiểu những nguyên nhân gây dậy thì sớm bởi "phòng" tốt hơn là "chữa"
Các bố mẹ cần quan tâm đến nguyên nhân và tìm cách ngăn chặn quá trình dậy thì sớm. Bởi một khi, quá trình dậy thì đã diễn ra thì hầu như không thể đảo ngược.
Hiện nay, tuổi dậy thì trung bình của trẻ em Mỹ bắt đầu sớm hơn so với trước đây 2 thập kỷ. Tuổi trung bình xuất hiện kinh nguyệt cũng sớm hơn khá nhiều. |
Cụ thể, những dấu hiệu dậy thì đầu tiên (như phát triển ngực ở bé gái) xuất hiện sớm tới 1 năm so với thế hệ trước.
Thực ra, đa phần các trường hợp ngay cả các bác sĩ cũng không biết chính xác nguyên nhân gây ra dậy thì sớm, đặc biệt ở các bé gái. Một số nguyên nhân gây dậy thì đặc biệt sớm (dưới 6 tuổi) có thể là các vấn đề y khoa như:
- Khối u, thường là lành tính, tăng trưởng và kích thích tuyến yên, khiến quá trình dậy thì bất thường
- Tổn thương não bộ, có thể do phẫu thuật làm mất cân bằng hormone
- Viêm não, đôi khi do nhiễm trùng
Những nguyên nhân trên có thể khiến bạn lo ngại, nhưng thực tế các vấn đề y khoa hiếm khi là nguồn gốc gây dậy thì sớm ở bé trai và cực hiếm ở bé gái.
Ngoài ra, còn một số yếu tố góp phần gây dậy thì sớm như:
- Giới tính: Bé gái có nguy cơ dậy thì sớm theo thể trung tâm gấp 10 lần so với bé trai
- Hệ gene: Thông thường, dậy thì sớm có thể gây ra bởi một đột biến gene, sản sinh các hormone giới tính. Những đứa trẻ dậy thì sớm thường có cha mẹ hoặc anh em cũng gặp phải vấn đề bất thường gene tương tự.
- Chủng tộc: Các nhà khoa học chưa hiểu được căn nguyên, tuy nhiên các bé gái Phi – Mỹ dường như dậy thì sớm hơn so với trẻ da trắng khoảng 1 năm. Vì thế trẻ em thuộc chủng tộc này chỉ được coi là dậy thì sớm nếu các dấu hiệu dậy thì xuất hiện trước 6 tuổi.
- Nhận con nuôi quốc tế: Một nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em được nhận nuôi từ nước ngoài có nguy cơ dậy thì sớm hơn 10-20 lần.
- Béo phì: Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa béo phì ở trẻ em gái và nguy cơ dậy thì sớm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không biết cơ chế cụ thể khiến tình trạng này xảy ra. Béo phì dường như không được kết nối với tuổi dậy thì sớm ở trẻ em trai.
Bé trai 5 tuổi có dấu hiệu mọc ria mép, lông mặt được các bác sĩ khám, xác định nguyên nhân tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương |
Theo Gia Đình Mới
Đăng nhận xét